Nông nghiệp Kinh_tế_Việt_Nam_thời_Nguyễn

Triều Nguyễn có những chính sách ưu đãi để phát triển nông nghiệp, như là cấm mua bán ruộng đất công, lập kho Thường bình, Sở Tịch điền, Sở Diễn canh, kho Bình thiếu, Sở Đồn điền, Đàn Xã Tắc, Đàn Tiên nông

Cũng nhằm khuyến khích người dân cày ruộng, vua Minh Mạng khôi phục lại Lễ tịch điền (nhà vua đích thân xuống ruộng cày) và vào năm 1828, nhà vua giao cho bộ Lễ soạn thảo chu đáo các điển lễ làm thành luật lệ lâu dài.

Vấn đề ruộng đất

Trong đình thần có ý kiến tịch thu ruộng đất bị chiếm trong thời loạn để phân cấp cho dân nghèo nhưng vua Gia Long cho rằng phép này khó thực hiện nên ông chỉ tịch thu những ruộng đất của quan lại triều Tây Sơn và ruộng trang trại riêng của Tây Sơn làm quan điền. Thời Minh Mạng định lại phép quân cấp ruộng khẩu phần, quan lại, binh lính, công tượng (thợ làm quan xưởng) cùng các hạng dân đinh, không kể phẩm trật cao thấp đều được hưởng một phần khẩu phân nhưng quan lại, cường hào cũng giành được những phần tốt hơn. Người già, người tàn tật thì được nửa phần. Cô nhi, quả phụ được 1/3.[1]

Việc khai hoang và phục hóa

Nhà Nguyễn tiếp tục một số công việc từ thời các chúa Nguyễn để lại như việc khẩn hoang, mở rộng, phát triển nông nghiệp. Ở Nam Kỳ, người dân đã tự do đến khẩn hoang với tư cách cá nhân hoặc tập thể dưới sự giúp đỡ của triều đình.[2] Sử sách cũng ghi lại tên tuổi nhiều người đã có công trong việc đào kênh, vỡ đất như Thoại Ngọc Hầu.

Triều đình nhà Nguyễn dành cho việc khai hoang, phục hóa rất nhiều sự quan tâm, họ đã cho tiến hành nhiều chính sách khai khẩn hoang khác nhau và đã đem lại nhiều kết quả tốt đẹp. Diện tích ruộng đất thực trưng tăng lên nhiều: năm 1847 đã là 4.273.013 mẫu[3]

Hai vị quan tổ chức khẩn hoang nổi tiếng nhất là Nguyễn Công TrứNguyễn Tri Phương;

Đồn điền

Chính sách này chủ yếu dựa vào việc mộ dân nghèo, đi cùng với tội phạm để thực hiện việc khai khẩn đất hoang. Trong thời gian khẩn hoang số dân này sẽ được quản lý theo cung cách đồn điền không giống như thôn ấp bình thường; sau một khoảng thời gian từ sáu đến mười năm để cuộc sống ổn định thì sẽ chuyển sang hình thức bình thường. Đồn điền xuất hiện nhiều nhất ở vùng Gia Định[4]. Đợt lập đồn điền lớn nhất do Kinh lược sứ Nam Kì là Nguyễn Tri Phương tổ chức vào năm 1853-1854, lập được 21 cơ, 124 ấp phân phối ở cả sáu tỉnh[5].

Doanh điền

Đây là hình thức triều đình và nhân dân cùng kết hợp khai hoang, mới ra đời từ thời Nguyễn theo đề xuất của Tham tán quân vụ Bắc thành Nguyễn Công Trứ

Chính sách này nhằm di dân để lập ấp mới, bắt đầu thực hiện từ năm 1828 dưới thời vua Minh Mạng. Cách thức được quy định cụ thể như sau: nhà nước sẽ bỏ vốn ban đầu và cử ra một quan chức sẽ dứng ra chiêu mộ và chỉ đạo dân chúng đưa đi khai hoang theo hai trường hợp

Ngoài ra, triều đình Nguyễn còn khuyến khích nhân dân tự do khai hoang kết hợp phục hóa. Việc đinh điền cũng có chỉnh đốn và kiểm soát chặt chẽ hơn. Ruộng đất ở Nam Việt thời Minh Mạng được đo đạc lại, tính ra được 630.075 mẫu. Tổng số đinh toàn quốc là 970.516 xuất và 4.063.892 mẫu ruộng đất.

Tuy nói trên toàn diện, đất công điền không quá 1/5 diện tích canh tác, nhưng phần đất còn lại được phân phối giữa nông dân mà đa số chỉ làm chủ tới 5 mẫu là nhiều. Hạng người có 100 mẫu trở lên thì rất ít, mỗi tỉnh được nhiều nhất là dăm ba người.

Việc trị thủy

Vua Gia Long vừa lên ngôi đã quan tâm đến vấn đề đê điều và cho người tu bổ đê cũ, đắp thêm đê mới. Năm 1809, ông lại cho đặt nha Bắc Thành đê chánh và các chức Tổng lý và Tham lý đê chánh để lo vấn đề đê điều ở các trấn xứ Bắc Kỳ. Tới năm 1828, theo đề nghị của các quan, vua Minh Mạng cho cho tăng cường thêm nhân sự cho nha môn đê chánh nhưng tới 1833 thì bỏ nha này đi để chuyên ủy việc đê điều cho các Đốc biện tại các tỉnh.

Việc đắp đê, sửa chữa và khám xét được quy định tỉ mỉ. Thời Tự Đức nhiều lần đã xác định lại cách thưởng phạt về sự phòng hộ đê và phân định trách nhiệm của các phủ, huyện, tổng, sở tại các nơi đê vỡ.[6]

Năm 1809, hệ thống đê điều ở Bắc Thành tổng cộng là 239.933 trượng tương đương 960 km[6]. Sau 21 năm dưới thời nhà Nguyễn, chiều dài các con đê ở Bắc Kỳ đã tăng lên 303.616 trượng tương đương 1.215 km. Tới cuối thế kỷ XIX, hệ thống đê này đã dài tới 2.400 km[6]

Vua Minh Mạng, vị vua thứ hai của triều Nguyễn

Mặc dù triều đình dành rất nhiều quan tâm nhiều tới việc trị thủy như vậy nhưng vấn đề này vẫn không được giải quyết như mong đợi, vì thiếu sự phối hợp đồng bộ và quy hoạch chung giữa các địa phương, do tác động của môi trường, sinh thái,... các đê đắp lên cứ vỡ liên miên. Đặc biệt là ở sông Hồng, vì đất bồi nên lòng sông giữa hai con đê cao hơn mặt đất, mỗi khi nước lớn thì đê không tài nào cản nổi. Triều đình phân vân trong 3 cách: giữ đê, phá đê và đào thêm sông. Ngay từ thời Minh Mạng, nhà vua đã nhiều lần hội nghị về việc này, ý kiến bất đồng quá nhiều tới nỗi thời 2 vua Thiệu TrịTự Đức phải treo bảng khắp nơi để trưng cầu dân ý.

Năm 1833, theo lệnh nhà vua, vị Tổng đốc Nam ĐịnhĐặng Văn Thiêm đi khám xét đê điều đã tâu lên Minh Mạng chủ trương "...Sửa đắp đê mới hay đê cũ, công trình nặng nhọc, phí tổn công khố cũng nhiều, thế mà khó nói trước có giữ được chắc chắn hay không. Nếu đổi ra làm việc khai sông... như vậy không những bớt được chút phí tổn mà lại có thể phân được thế nước và bớt được sự xô mạnh dồn xuống." Vua Minh Mạng ra lệnh đình chỉ việc đắp đê để chờ xem tình hình ra sao rồi mới bàn định lại. Nhưng năm 1834, Minh Mạng sai Giám thành Phó sứ là Trương Viết Sùy kiểm tra lại thì ông cho rằng "không thể bỏ đê được".

Năm 1852, vua Tự Đức lại tiếp tục mở cuộc trưng cầu ý kiến về việc phòng đê ở Bắc Kỳ,

Việc cứu đói

Trải qua nội chiến, nhân dân lại gặp mất mùa liên tiếp. Triều đình thường phải giảm thuế, miễn thuế và chẩn cấp. Người dân bị đói tràn khắp vùng thôn quê, tụ họp nhau đi cướp và những người chống triều đình lợi dụng sự bất mãn của những đoàn dân đói này để xách động nổi loạn như ở Thanh HóaNghệ An năm 1819.

Mỗi khi mất mùa, triều đình phải áp dụng những biện pháp khẩn cấp để cứu đói. Để có phương tiện thực hiện cứu trợ khẩn cấp, triều đình thiết lập các kho lương trữ lúa cho việc cứu tế được gọi là Bình Chuẩn Thương, người nghèo túng có thể mua gạo giá rẻ hơn bình thường và không giới hạn, từ 1, 2 phương tới cả thưng, đấu, bát.

Ngoài ra triều Nguyễn còn lập ra Nghĩa Thương là những kho trữ lúa ở các tỉnhphủ huyện. Những khi đói kém thì các kho này được mở ra để phát chẩn cho dân nghèo. Triều Nguyễn cũng cho tổ chức Xã Thương rất nhiều dưới thời vua Tự Đức, khi gạo đắt thì bán ra, khi gạo rẻ thì đong lại để lưu trữ, có thể cho vay, thu lợi bao nhiêu dùng để cấp dưỡng binh đinh và giúp kẻ nghèo khó.

Thời Minh Mạng triều đình cũng bắt quan lại các tỉnh phải xuất lúa giống ở kho cho dân nghèo vay để làm mùa sau, nhằm làm cho nông nghiệp không bị đình trệ và việc mất mùa không ảnh hưởng nhiều sang các năm sau.[7]

Để làm nhẹ bớt sự khổ cực của người nông dân, triều Nguyễn cho áp dụng chính sách giảm hay miễn thuế cho những tỉnh bị nạn. Riêng với các tỉnh bị thiệt hại nặng, nhà vua cho miễn luôn tất cả các khoản thuế còn thiếu ở những năm trước. Năm 1841, vua Thiệu Trị cho dân Hưng Yên được miễn số thuế là 23.385 quan và 83.162 hộc lúa.[8]